Bản tin 009/1835 – Ngày 9/1/15

Logo ban tin

8 Ai Cap 1NGƯỜI AI CẬP CỔ ĐẠI

ĐÓN NĂM MỚI

Trong ngày đầu năm mới, người Ai Cập cổ đại thường tặng nhau những lá bùa hộ mệnh nhỏ để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh…

Tại Ai Cập, năm mới không được tổ chức vào một ngày cố định vì thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được đánh dấu bằng sự kiện lũ lụt hàng năm của dòng sông Nile xảy ra. Thông thường, năm mới của Ai Cập thường rơi vào tháng 7 hàng năm.

Khi đến năm mới, người dân Ai Cập sẽ tổ chức lễ hội lớn có tên Wepet Renpet (có nghĩa “mở cửa năm mới”). Lễ hội này có ý nghĩa quan trọng đối với người Ai Cập vì nó là sự kiện nhằm đảm bảo khả năng sinh sôi nảy nở, phát triển của nông nghiệp, mùa màng bội thu trong năm mới. Theo đó, người dân Ai Cập sẽ tổ chức nhiều buổi tiệc tùng và hội họp cộng đồng

8 Ai Cap 2

Đặc biệt, trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Ai Cập sẽ ăn mừng bằng cách tặng quà cho nhau. Thông thường, họ thường tặng nhau lá bùa hộ mệnh nhỏ thần Sekhmet – nữ thần đầu sư tử hay bùa hộ mệnh thần Bastet – nữ thần đầu mèo. Thêm vào đó, những lá bùa hộ mệnh trên được dùng làm quà để xua đuổi ma quỷ, dịch bệnh, đói kém hay lũ lụt.

8 Ai Cap 3

Những bữa tiệc tùng tràn ngập rượu, bia là điều không thể thiếu trong dịp đón năm mới của người dân Ai Cập cổ đại. Họ thường đắm chìm trong dịp nghỉ lễ năm mới kéo dài hàng tuần.

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Logo tim hieu

8 Lanh nhat 1HÀNH TRÌNH TỚI

NƠI LẠNH NHẤT THẾ GIỚI

Chúng ta đang trong những ngày mùa đông lạnh giá, không khí lạnh đang lan tỏa ở khắp mọi nơi. Dù vậy, con người luôn có khả năng đương đầu với cái lạnh và cố gắng hoạt động bình thường. Có thể bạn cho rằng thời tiết nơi bạn đang sống là quá lạnh, nhưng ở đâu đó trên thế giới, người ta còn đang chống chọi với cái lạnh dường như không tưởng. Đó chính là ngôi làng nhỏ Oymyakon ở Nga, cách vòng cực Bắc vài trăm km, nơi được xem là nơi lạnh nhất mà con người sinh sống. Nhiệt độ trung bình trong mùa đông tại đây thường rơi vào khoảng âm 50 độ C và nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là âm 71 độ C.

Gần đây, một nhà thám hiểm, nhiếp ảnh gIa mang Amos Chapple vừa có chuyến thăm vùng đất đặc biệt này. Sau thời gian 5 tuần lưu lại Oymyakon, Chapple đã ghi lại một số hình ảnh về khung cảnh mùa đông cũng như cuộc sống hàng ngày của những cư dân tại khu vực khắc nghiệt này. Bây giờ, mời các bạn xem ảnh trong chuyến hành trình của Chapple và cảm nhận nhé. Sức chịu đựng của con người thật kỳ diệu

8 Lanh nhat 2

Amos Chapple bắt đầu chuyến hành trình tại Yakutsk, thành phố nằm ở miễn Viễn Đông nước Nga. Đây là thủ phủ của nước Cộng hòa Sakha và được xem như thủ đô lạnh nhất thế giới. Thành phố Yakutsk có dân số khoảng 300.000 cư dân và trong suốt mùa đông, nhiệt độ trung bình vào khoảng âm 34 độ C. Tuy nhiên, Chapple chia sẻ rằng cư dân tại thành phố vẫn rất tuyệt vời: “Người dân địa phương thân thiện, hòa đồng, bình dị với những bộ quần áo rất đẹp.”

8 Lanh nhat 3Cư dân đã đương đầu với cái lạnh như thế nào ? Chapple cho biết: “Russki chai, là tên một loại trà tại Nga, nhưng đối với cư dân tại đây, nó như một loại volka giúp giữ ấm”. Chapple ở tạm trong một ngôi nhà nghỉ nhỏ tại Yakutsk trước khi làm quen với người dân địa phương và được mời chuyển sang ở nhà của họ. Chapple cho biết : “Tôi đã cố gắng ăn những bữa cơm ăn của họ như một lời cảm ơn vì đã cho ở nhờ. Nhưng thật khó để nuốt trôi một đĩa nachos đến từ vùng Siberia.”

Chapple nhận định nguồn thu từ việc kinh doanh kim cương đã cung cấp cho Yakutsk một nền kinh tế “đa dạng và khỏe mạnh”. Những tàn dư từ thời chiến tranh lạnh không còn biểu hiện rõ rệt tại vùng đất này, Chapple cảm thấy “sắc tộc Yakuts dường như tách khỏi sắc tộc Nga, họ không còn mang nỗi bi thương từ một triều đại đã sụp đổ trong quá khứ.”

H8: Yakutsk là cửa ngõ để tiến vào Oymyakon, thường được nhắc đến với tên gọi nơi lạnh nhất hành tinh mà con người sinh sống. Phải mất 2 ngày, băng qua những con đường nhỏ, cô lập và cằn cỗi mới tới được ngôi làng này.8 Lanh nhat 4 Chapple bị mắc kẹt ở giữa đường và phải ở lại đây 2 ngày.

Vì lái xe trong điều kiện nhiệt độ rất thấp nên động cơ phải được hoạt động liên tục, do đó các trạm xăng dọc đường cũng mở cửa suốt ngày đêm. Chapple cho biết: “Nhân công tại các trạm xăng cô lập này làm việc trong 2 tuần, sau đó nghỉ 2 tuần.” Trong 2 ngày mắc kẹt ở giữa đường, Chapple trú lại trong một căn nhà nghỉ mang tên “Café Cuba”, nằm trên một khu đất hoang dọc theo con đường. Chapple đã sống sót nhờ vào súp và trà nóng trong khi chờ một chiếc xe khác để đi nhờ tới cuối con đường.

“Người cho tôi đi nhờ quãng đường còn lại đã hỏi nhiều câu hỏi với sự hiếu khách và cả lời đe dọa về môi trường khắt nghiệt. Tôi và gia đình họ dừng lại ăn mì ống trước khi chính thức đặt chân tới Oymyakon”. Ảnh bên dưới là tượng đài đặt trước lối vào ngôi làng với nhiệt kế chỉ âm 71,2 độ C. Dòng chữ tiếng Nga nghĩa là “Oymyakon – Vùng đất cực lạnh giá.”

8 Lanh nhat 5

Ngày hôm đó, nhiệt độ trung bình tại thị trấn vào mùa đông là khoảng âm 50 độ C. Cái tên Oymyakon trong tiếng Siberia nghĩa là “nước không đóng băng” và chuyện có tin hay không là tùy bạn. Chapple cho rằng có thể là do khi xưa vào những ngày mùa xuân ấm áp, những người chăn nuôi đã dùng nước tại các con suối để tắm rửa cho bầy tuần lộc của họ.

Vừa bước vào thị trấn, Chapple lập tức cảm nhận và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cực lạnh. Chapple kể lại: “Tôi còn nhớ cái lạnh dường như khiến cho chân tôi bị kẹp chặt lại. Một điều ngạc nhiên khác là đôi khi nước bọt của tôi sẽ đóng băng lại và đâm vào môi tôi.” Anh cho rằng một ngày ở trong môi trường này sẽ khiến con người ta kiệt sức thật sự.

8 Lanh nhat 6

Chapple chía sẻ: “Việc sử dụng máy ảnh cũng vô cùng khó khăn. Hơi thở sẽ tạo ra sương mù dày đặc như khói xì gà trước ống kính và do đó, tôi phải nín thở mỗi khi bấm máy. Thao tác lấy nét bằng ống kính cũng trở nên vất vả hơn khi mà nhiệt độ lạnh làm mọi thứ co khít lại.”

Mặt đất hoàn toàn đông lạnh và dĩ nhiên là đường ống dẫn nước tới các hộ gia đình cũng bị đóng băng. Thay vào đó, người ta sử dụng nước trực tiếp từ bên ngoài. Hình bên dưới, một căn nhà vệ sinh bên ngoài và việc đi vệ sinh vào mùa đông cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Khi có người mất vào mùa đông tại Oymyakon, việc chôn cất cũng trở nên khó khăn hơn. Người ta phải đốt những đống lửa lớn để làm ấm mặt đất và giúp băng tan chảy ra.

Chapple cho rằng dân làng sẽ rất hân hoan chào đón khi có người lạ đến thăm. Tuy nhiên, anh nhận thấy rằng thật khó để gặp mọi người. “Chỉ có một số người đi lại bên ngoài với đôi tay áp chặt vào mặt để giữ ấm hoặc số khác là những người đã say xỉn”

8 Lanh nhat 7

Bởi vì mặt đất quá lạnh để có thể trồng trọt, người dân Oymyakon chủ yếu sống dựa vào chăn nuôi hoặc công nhân tại các công trình. Bên dưới đây là một công trường xây dựng nhà máy sưởi cho thị trấn. Và nhiệt độ lạnh cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thói quen ăn uống của cư dân. Thực phẩm chủ yếu của họ là cá đông lạnh như cá hồi, cá hồi trắng và thạm chí là gan ngựa. Phần lớn cư dân đều nấu những món như súp thịt để sống sót qua mùa đông.

Người dân nơi đây có sự nhận thức sâu sắc về môi trường sống xung quanh và họ cũng có bề dày lịch sử lâu dài. Chapple kể lại: “Cuộc sống nơi đây diễn ra tương tự như bất cứ nơi nào khác, HNg Huynh V. Yen 3nhưng điểm khác biệt là đôi mắt luôn nhìn vào nhiệt kế. Nếu nhiệt độ xuống dưới âm 50 độ C, mọi thứ sẽ bắt đầu ngừng lại.”

Tin hay không là tùy bạn, khi mùa hè đến trên vùng đất này, nhiệt độ sẽ trở nên dễ chịu hơn. Nhiệt độ cao nhất tại đây từng được ghi nhận là khoảng 35 độ C. Tuy nhiên, những ngày tháng mùa hè cũng trôi qua rất nhanh và dường như, quanh năm vẫn là mùa đông dài vô tận.​

Yên Huỳnh chuyển tiếp

Logo phong tuc

8 Tet com moi 1TẾT CƠM MỚI CỦA

ĐỒNG BÀO VÙNG CAO

Khác với người miền xuôi, đồng bào Pacô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đón tết truyền thống sớm hơn với các nghi lễ đặc sắc.

Lễ Aza hay còn gọi là lễ Tết cơm mới, một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Pacô, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới. Aza được đồng bào Pacô xem là lễ hội quan trọng thứ hai sau lễ Ariêu Pi-ing truyền thống và thường được tổ chức vòa tháng 11 âm lịch hàng năm. Ngày tiến hành lễ Aza của mỗi làng khác nhau vì ngày tổ chức do trưởng làng quyết định.

Mỗi khi làng tổ chức Aza, con cháu trong làng dù làm ăn xa cũng quay về nhà để cùng đón lễ với gia đình, làng xóm. Khác với Ariêu Pi-ing là cúng tập thể, Aza chú trọng đến từng gia đình, dòng họ riêng rẽ trong nghi lễ.

8 Tet com moi 2Phần lễ vật như cơm trắng, xôi, bánh aquat dẻo, gà, heo, vịt, dê, chuột… cúng cho đấng linh thiêng của bản làng gồm : Giàng Tro – giống như Thần Nông của người Kinh, đại diện cho cây trồng; Giàng Pơnanh – Thần Chăn nuôi; Giàng Panuôn – Thần Buôn bán; Giàng Sưtarinh – Thần Đất, đại diện đất đai và thời tiết.

Một thứ rất linh thiêng và không thể thiếu để thực hiện một nghi lễ trong quá trình tổ chức Aza là tâng họt – loại hoa làm từ tre được cắm lên từng vật lễ và những tấm dzèng. Aquat – loại bánh nếp không nhân của bà con Pacô, là thứ không thể thiếu để đặt trên bàn lễ. Loại bánh này cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người miền xuôi trong dịp Tết Nguyên đán.

Sau khi tổ chức cúng Giàng, nhà nào cũng lấy một phần lễ vật mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng hay nhà trưởng làng để góp lễ chung vui với mọi người, đồng thời tổ chức cúng Giàng chung của cả làng.

8 Tet com moi 3

Trước khi tiến vào nhà rông để tiếp tục cúng lễ chung của cả làng dưới sự chủ trì của già làng, các gia đình, dòng họ đồng bào Pacô thường đi theo đoàn mang theo lễ vật và múa những điệu múa truyền thống kết hợp với tiếng chiêng trống. Tiếng kẻng đánh theo hồi dùng để hiệu triệu dân làng cùng đến tham gia phần lễ cúng Aza. Tại đây, đồng bào Pacô sẽ cùng nhau góp lễ cúng Giàng chung của bản làng.

SG Ph Tat DaiTheo quan niệm của người Pacô, tiếng khèn hòa cùng tiếng chiêng, điệu múa truyền thống sẽ giúp cho buổi lễ Tết cơm mới thêm phần náo nhiệt, Giàng làng về dự lễ sẽ vui hơn khi nghe thấy tiếng nhạc. Kết thúc các nghi lễ Aza, các thành viên trong làng cầm thanh que tre tâng họt trên tay cùng nhau ném lên ngôi nhà chung của làng cầu nguyện và bắt đầu phần hội ăn uống, ca hát, nhảy múa. (theo Đắc Đức)

Phan Tất Đại chuyển tiếp

Logo tam su 2

SG Lan Huong 210 CÁCH NHẬN RA

TRAI GIÀU VÀ TRAI NGHÈO

Đã là con gái thì chả ai chả thích lấy được chồng giàu. Nói thật thời buổi này con gái thấy nghèo thì chào khéo chứ nhà giàu thì lại chẳng đua nhau tìm mọi cách.

Tuy nhiên ý mình ở đây là những người đàn ông “giàu” thật, chứ không phải người có nhiều tiền. Vì người giàu thật thì phải giỏi còn người nhiều tiền có khi là tiền bố mẹ cho hoặc lô đề cá độ giàu lên trong một đêm. Mình nói là để các bạn biết mấy loại đàn ông đầy tiền bây giờ có chứ mai sau sếp xó lúc nào không biết. Nói chung sau đây mình có 10 điều giúp các bạn gái nhận ra đàn ông giàu thật,2 Giau ngheo 1 giàu từ trong ra đến ngoài để đặng mà còn tìm ‘mối’ cho phù hợp trong cái thời buổi kinh tế lạm phát.

Điều thứ 1: Đàn ông giàu thường đa số không trắng trẻo đẹp trai cho lắm, đàn ông nghèo thì lại thường khá đẹp trai.

Điều thứ 2: Đàn ông giàu vào quán sẽ nhìn xung quanh xem có bạn không trước, đàn ông nghèo thì nhìn menu trước.

Điều thứ 3: Đàn ông giàu khi nói chuyện sẽ nói về những thứ đang làm, đàn ông nghèo thì nói về những cái mình đang có (ví dụ như nhà mới mua xe gì, thường ngày hay ăn mì hay ăn sushi…).

2 Giau ngheo 2Điều thứ 4: Đàn ông giàu trong ví ít tiền nhiều thẻ, đàn ông nghèo mang nhiều tiền và ít thẻ (vì vậy đừng thấy ví nhiều tiền mà ham nhé các chị em).

Điều thứ 5: Đàn ông giàu không hay nhắn tin hỏi han, đàn ông nghèo hay quan tâm và nhắn tin suốt ngày (vì rảnh mà, có việc gì làm đâu mà chẳng nhắn tin).

Điều thứ 6: Đàn ông giàu thật cũng ít khi đi bar lắm, đàn ông nghèo thích phô trương mới hay đi bar.

Điều thứ 7: Đàn ông giàu thích đồ độc, đàn ông nghèo thì thích đồ hiệu.

Điều thứ 8: Đàn ông giàu cách nói chuyện khá chậm rãi và tự tin, đàn ông nghèo khi nói chuyện nhanh nhảu, hoạt ngôn.

Điều thứ 9: Đàn ông giàu sẽ tự mua quà cho chị em vào bất kì lúc, đàn ông nghèo chỉ mua vào dịp lễ.

2 Giau ngheo 3Điều cuối cùng: Cách dễ nhất là nhìn vào đôi giày, đàn ông giàu chăm chút cho đôi giày, đàn ông nghèo chăm chút cho chiếc xe.

Vậy nên mình cũng muốn nhắn nhủ các bạn trai, nếu muốn có phong cách sang chảnh, nên để ý chăm sóc quần áo và đặc biệt đôi giày trước khi gặp đối tượng. Con gái kĩ tính lắm, diện bộ cánh “hoành tráng” nhưng đôi giày cũ, bẩn, không đánh xi sáng bóng là mất cảm tình ngay. Nhớ kĩ nhé các chàng trai.

Lan Hương chuyển tiếp

Logo am thuc

SG Xuan MaiNHỮNG MÓN ĂN CHÂU Á

DỄ ‘GÂY NGHIỆN’ NHẤT

Theo thăm dò bạn đọc trên website du lịch của CNN, có những món ăn gây nghiện chẳng kém heroin, và nó làm bạn tăng cân vùn vụt. Dưới đây là 6 món ăn châu Á khiến bạn “nghiện ngập” nhất khi đi du lịch.

1/. Thị ba chỉ kho đỏ của Trung Quốc : Món thịt ba chỉ kho đỏ : Với 600 calo và 50g chất béo trong 100g, món ăn của Thượng Hải này có thể làm bạn bị mê hoặc ngay khi nhìn thấy. Đây chính là món ăn yêu thích của Mao Trạch Đông ngày ông ta còn sống.

2/- Tonkatsu của Nhật Bản : Món ăn này bao gồm có thịt chiên, cơm và nước sốt Tonkatsu được tưới lên trên. Về chỉ số calo và hàm lượng chất béo có thể khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến. Tuy nhiên đây là một món ăn trái ngược với danh tiếng từ trước tới giờ của ẩm thực Nhật Bản luôn quan tâm đến vấn đề sức khỏe.

8 Mon chau A 1

3/- Mì chiên của Singapore : Một khẩu phần ăn thông thường của món mì chiên (tên theo tiếng Singapore là Char Kuay Teow) khoảng 300g. Trong 300g món này, bạn sẽ hấp thụ khoảng 30g chất béo và 22,8g chất béo no ( theo Hội đồng Y tế Singapore). Ông Larry Loh – chủ biên một tờ báo của Singapore nói: “Cách tốt nhất để nấu món ăn này là chiên tôm, thịt lợn đã được chiên giòn với mỡ lợn”. Hãy nhớ rằng những người là thành viên của các câu lạc bộ thể dục không bao giờ động tới món ăn nhiều chất béo như thế.

4/- Cari xanh của Thái Lan : Cari xanh được biết đến là món ăn có nhiều calo và hàm lượng chất béo vì trong thành phần có rất nhiều nước cốt dừa. Nước cốt dừa mang lại nhiều năng lượng. Nếu cho thêm một ít thịt lợn thì món ăn này có thể đạt 29g chất béo trong 100g món này.

8 Mon chau A 2

5/- Hongshao Shizi Tou (thịt viên chiên) của Trung Quốc : Món thịt viên chiên này được ăn cùng với nước sốt. Trong 100g thịt viên thì có khoảng 400 calo và 40 g chất béo. Tuy nhiên người ta vẫn không có cảm giác no khi ăn hết một suất và họ sẽ cảm thấy tốt hơn nếu ăn thêm một suất nữa.

6/- Món Nalla hay Nalli Nihari của Ấn Độ : Được chế biến theo công thức một bữa sáng nhẹ của người Mohglai ở miền Bắc Ấn Độ thế nhưng Nalli Nihari lại được các gia đình sử dụng làm món ăn nhiều chất dinh dưỡng trong bữa chính. Tại sao lại như vậy? Các gia đình truyền thống ở Ấn Độ thường sử dụng bơ sữa trâu lỏng để nấu món ăn này. Bơ sữa trâu lỏng gần như là toàn bộ chất béo no và trong mỗi một thìa canh Nalli Nihari có khoảng 8mg cholesterol. (theo TTVN)

Xuân Mai chuyển tiếp

Logo thaythuoc

SG My Nhan 3CÔNG DỤNG ÍT BIẾT

CỦA QUẢ KHẾ

Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.Khế thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.

Ngày dùng 40 – 80g tươi, ăn sống như rau hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm. Thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản.

Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm. Ngày dùng 4 – 12g. Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

6 Trai khe1/. Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

2/. Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

3/. Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần uống vào lúc không no không đói quá.

Tr ho 24/. Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

5/. Chữa viêm họng cấp: Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.

6/. Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 8 – 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 – 10g, kinh giới 8 – 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Mỹ Nhàn chuyển tiếp

Logo thu gian

– 1000 bai music

Click 1 lần nhạc sẽ chạy hêt 1000 bản. Không muốn nghe nữa thì stop. Tha hồ nghe, từ sáng đến khuya, chỉ click 1 lần rồi tắt cái monitor (cho đỡ nóng máy và tiết kiệm điện). Môt nghìn bản nhạc VN (click vào link dưới đây):

Một ngàn bài nhạc VN

Yên Nhàn chuyển tiếp

CS Che Linh 1– Những tình khúc nhạc vàng hải ngoại chọn lọc hay (1:36’)

http://youtu.be/sOydAoqCgT8

– LK Chế Linh, Trường Vũ, Như Quỳnh, Đan Nguyên (0:35’)

http://youtu.be/dmo99iC858c

– Album Liên Khúc Quê Hương – Tuấn Vũ; Mỹ Huyền; Hương Lan (0:48’)

http://youtu.be/KboQ9LIq-BE

Quế Phượng chuyển tiếp

Bình luận về bài viết này