“THỢ SĂN TÌNH YÊU”
NGHỀ “HOT” Ở TRUNG QUỐC
“Thợ săn tình yêu” là những “bà mai ông mối” đi “săn” những cô gái trẻ và nhất là phải còn trinh trắng để đáp ứng nhu cầu tìm vợ của các đại gia. Nghề này đang “hot” ở Trung Quốc khi số người cô đơn ngày càng tăng, nhất là phụ nữ, do áp lực của công việc và cuộc sống khiến họ không có thời gian cho việc yêu đương, hẹn hò.
Nghề “thợ săn” độc đáo
Tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Yang Jing iên tục đảo mắt tìm những cô gái trẻ đang lùng mua “hàng hiệu”. Yang, 28 tuổi là một “thợ săn” của Công ty Tình yêu và hôn nhân kim cương (DLM), một trong các công ty “săn tình yêu” lớn của Trung Quốc và nhiệm vụ của cô là tìm bạn đời lý tưởng cho một số anh, chị nhà giàu độc thân. Yang nói Siêu thị “Thành phố hạnh phúc” là “bãi săn” tốt nơi cô luôn gặp may mắn. Yang cho biết : “Các anh nhà giàu rất kén chọn”. Dù vất vả hơn những đối tượng khác nhưng họ khá hào hứng vì phần thưởng khá béo bở, có khi lên tới hơn 30.000USD.
Yang từng làm “thợ săn” bán thời gian khi là sinh viên đại học cách đây 8 năm. Sau thời gian ngắn làm nữ y tá, cô dành hết thời gian cho DLM và nay lên hàng cố vấn (làm việc trực tiếp với khách hàng khó tính) nhưng cô vẫn được giao việc trong các vụ lớn. Trong 3 năm qua, các khách “sộp” của DLM luôn chọn người mà Yang tự tìm được. Phần thưởng lớn nhất cô từng nhận được là 27.000USD và nổi tiếng là “thợ săn” thành công nhất TQ.
Cô cho biết, có lần cô trải qua một giờ căng thẳng với một nữ doanh nhân giàu có sắp qua tuổi 40. Bà sẵn sàng chi 100.000USD để tìm một người chồng theo các tiêu chí của bà. Yang phải khéo léo từ chối, vì “Chẳng ông nhà giàu nào chịu lấy bà ấy. Họ chỉ ưng các cô trẻ tuổi hơn, ít quyền lực hơn. Thật tội nghiệp những người phụ nữ bị bỏ rơi ấy”.
Chủ của DLM – là Fei Yang – cho biết bà thành lập công ty từ năm 2005 tại Thượng Hải, hiện có 6 chi nhánh, 200 tư vấn viên, 200 “thợ săn” làm việc toàn thời gian và hàng trăm “thợ săn” khác làm việc bán thời gian. Họ gọi Fei là “Sư tỷ Fei”, người cũng mở các lớp dạy nữ công gia chánh, “đọc” được tư tưởng của chồng và “hiểu tầm quan trọng của quan hệ tình dục”, cho các chị em phụ nữ muốn quản lý một gia đình giàu có.
Nhưng khách hàng chính của DLM là đàn ông, càng giàu càng tốt. 4 triệu khách hàng của công ty hầu hết là nam giới từ trả vài USD/tháng để tự tìm một người vợ, cho đến trả 15.000USD mua độc quyền tiếp cận dữ liệu bạn đời tương lai, với sự hỗ trợ của một tư vấn viên tình yêu chuyên nghiệp. Nhưng 90% các “khách sộp” chẳng quan tâm đến các dữ liệu. Họ chỉ muốn “làm chủ độc quyền nguồn nguyên liệu tươi”, đó là các thiếu nữ trẻ chưa bị ông khách trên mạng “mai mối” nào đó biết đến. Và nhiệm vụ của “thợ săn” là tìm ra các cô gái ấy.
Bên cạnh việc cung cấp nhiều triển vọng hôn nhân cho khách hàng, DLM còn cung cấp sự an toàn: Các cuộc kiểm tra “lý lịch” ráo riết diễn ra để loại bỏ những kẻ đào mỏ, gian dối và vô đạo đức. Tùy theo tầm cỡ “cuộc săn”, DLM tính phí từ 50.000USD đến hơn 1 triệu USD. Fei nói : “Tôi lấy giá cao vì họ cần tìm người vợ hoàn hảo. Đây là cuộc đầu tư quan trọng nhất đời họ”.
Không nhà, đừng mong có vợ
Không xa nơi công ty DLM làm việc, bà góa Yu Jia 67 tuổi cũng trưng một tấm bảng giúp con trai Zhao Yong : “Tìm vợ”. “Nam độc thân sinh năm 1972. Cao 172cm, tốt nghiệp trung học. Có việc làm ở Bắc Kinh. Bà Yu cũng là “thợ săn”, nhưng đấy là một người mẹ tìm vợ cho con trai tại một trong các “chợ mai mối” nở rộ khắp thủ đô TQ. Tại các “chợ” này, những ông bà bạc tóc ngồi trước các tấm bảng rao những phẩm chất của con cái. Bà đã tìm vợ cho con từ 4 năm qua, nhưng cơ hội không nhiều. Lần nọ, một bà ghé nhìn tấm biển, bà khoe con đẹp trai, tốt tính nhưng người mẹ kia hỏi lại: “Cậu ấy có căn hộ ở Bắc Kinh hả ?”. Bà lắc đầu và người mẹ ấy bước đi ngay.
Ba người con của bà đều đã có vợ (nhờ bà mai hoặc nhờ bạn bè giới thiệu), còn cậu út Zhao vẫn “ế”. Anh mất việc làm ở một xí nghiệp điện tử ở Hắc Long Giang, nên đã theo người yêu đến Bắc Kinh. Họ tính cưới nhưng gia đình cô đòi của hồi môn 15.000USD.Gia đình anh không thể đáp ứng và thế là họ tan vỡ. Ngày nọ, bà Yu quyết định: “Sẽ không về nhà đến khi nào tìm vợ được cho con.
Đó là điều duy nhất tôi chưa làm được trong đời”. Ở “chợ mai mối”, bà tìm được sự an ủi khi gặp những người đồng cảnh ngộ. Bà nhận ra nhiều ông bố bà mẹ còn khổ hơn mình : họ chỉ có một con do chủ trương “mỗi nhà chỉ có một con” của Nhà nước TQ. Bà Yu là nông dân nên được phép có nhiều con. Tại “chợ”, bà khám phá có hai nhóm tận đáy xã hội là “shengnu” (“gái ế chồng”) và “shengnan” (“trai ế vợ”). Các “shengnan” chủ yếu là nam nông dân bị ế vì phụ nữ bỏ quê ra tỉnh kiếm việc làm và cơ hội thăng tiến trong xã hội.
Zhao nổi giận khi biết mẹ tìm vợ cho mình, nhưng sau đó anh chấp nhận: “Tôi đã chứng kiến mẹ nỗ lực thế nào, nên tôi không thể từ chối”. Người mẹ không dám kể con nghe chuyện thiên hạ bỏ đi khi biết con bà là dân tạm cư, chẳng có nhà riêng. Các cô gái trẻ mà bà thuyết phục gặp Zhao thì chẳng muốn gặp lại anh lần thứ hai khi biết anh nghèo. Nay 39 tuổi, Zhao làm hai việc cùng lúc ở Bắc Kinh để có tiền lấy vợ. Anh kiếm được khoảng 1.000USD/tháng.
Đó là một khoản tiền đáng tôn trọng, nhưng chưa đủ để thu hút một cô dâu ở Bắc Kinh. Ngay cả ở nông thôn, bà Yu từng phải “cúng” 3.500USD khi anh cả của Zhao lấy vợ 10 năm trước, nay nhà gái đòi 30.000, thậm chí 50.000USD. Một căn hộ ở thành phố (tương đương của hồi môn) cũng ngoài tầm tay với của các anh “ế vợ”. Với thu nhập của Zhao, anh phải mất từ 10 – 20 năm mới có thể mua được một căn hộ nhỏ giá 100.000USD ở Bắc Kinh. “Lúc đó tôi già khú đế rồi”. Zhao tỏ rõ sự thất vọng.
Câu chuyện của Zhao chỉ là một trong vô vàn chuyện của các chàng trai nghèo khó khăn trong việc lấy vợ, là hệ quả việc mất cân bằng giới tính (trai thừa gái thiếu) đáng báo động tại TQ hiện nay (cứ 118 bé trai ra đời mới có 100 bé gái). Các nhà nghiên cứu dự báo: đến cuối thập niên này, TQ sẽ có khoảng 24 triệu nam thanh niên bị “ế” vợ.
Các chuyên gia nghiên cứu xã hội chỉ ra rằng các công ty dịch vụ mai mối đang ăn nên làm ra và ngày càng phát đạt là do họ đề cao các giá trị của sự giàu có, coi trọng đồng tiền, bỏ qua các giá trị trung thực, nhân ái và đẹp đẽ. Hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở của tình yêu mới thực sự là hôn nhân lý tưởng và bền vững.
Những công ty mai mối những “thợ săn tình yêu” một phần do nhu cầu có thực của cuộc sống nhưng phần nhiều chỉ nghĩ đến lợi nhuận.Vô tình họ đang cổ súy cho một phong cách sống mới, lấy vợ lấy chồng vì nhu cầu chứ không phải vì tình yêu. Sẽ ra sao nếu một ngày nào đó, cuộc sống của những cặp vợ chồng chỉ toàn là sự trao đổi, mua bán ?
Truyền thống “bà mai ông mối” đã có hơn 2.000 năm ở Trung Hoa, thiên về chuyện dàn xếp sao cho “môn đăng hộ đối”. Nhưng ngày nay, sự mai mối trở thành “cơ hội cho tất cả”, khi hôn nhân luôn được xem là cơ hội để leo lên một bậc thang xã hội hoặc là một trong các tiêu chí thành đạt của một con người. Nhưng các nam thanh niên độc thân “khó có cửa” lấy được vợ nếu họ không có nhà hoặc căn hộ do hiện tượng mất cân bằng giới tính, phụ nữ TQ vẫn phải chịu sức ép phải lấy chồng trước 28 tuổi, nếu không thì họ sẽ bị mang tiếng “gái ế”. Các nhà phân tích dự báo các mạng “mai mối” này sẽ nhanh chóng đạt doanh số 300 triệu USD/năm, do các mạng chủ yếu phục vụ giới nhân viên văn phòng. Nhưng cuộc cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh sự không tin tưởng về những lời khoe mẽ của các “bạn đời tương lai” trên mạng, đã khiến nhiều người độc thân giàu-nghèo phải nhờ đến các dịch vụ mai mối. (theo Diên Hy)
Lan Hương chuyển tiếp
Ở VIỆT NAM
CÓ NHIỀU
HÌNH THỨC ÔM
1/- Bia ôm : Đàn ông nhân danh đi uống bia nhưng vào bar rồi lại uống ít mà tay chân thì làm việc nhiều. Các em chiêu đãi tự nhiên như người Hà Nội, mở bia lia lịa, giấu dưới bàn, đổ ra sàn gạch… rồi khổ chủ cứ tự nhiên trả tiền trước khi đứng dậy ra về mà… vẫn sướng
2/- Cà-phê ôm : Hình thức gần giống như bia ôm, nhưng một ly cà phê có thể lên hàng chục ngàn đồng nếu biết lợi dụng câu giờ ôm và tận tình thám hiểm thì không đến nỗi phí tiền phí bạc !
3/- Karaokê ôm : Chưa có thú tiêu khiển nào thanh lịch và văn minh hơn hình thức ôm nầy. Khách vào mở nhạc, miệng hát mà tay chân thì làm việc thoải mái… đến một lúc nào đó chẳng biết mình đang hát cái gì và hát đến đâu nữa thì, một là ra về, hai tiếp tục dẫn em lên thiên thai hay đi xuống địa ngục !.
4/- Tắm ôm : Hình thức độc đáo này phát xuất trước kia tại các vùng biển. Khách được mời xuống biển vừa tắm, vừa ôm, vừa làm những chuyện khác rất sạch sẽ ở dưới nước. Tắm ôm có giá cả và giờ giấc đàng hoàng. Chỉ ôm không thì “giá mềm”, nhưng mấy ai đã ôm nhau như sam mà không tới luôn bác tài !
Trường hợp nầy thì chủ tính tiền theo “giá cứng”. Do vừa tiện lợi vừa kiếm nhiều tiền, nghề tắm ôm được phát triển mạnh mẽ thêm ở trên cạn ! Hình thức tắm ôm trên bờ cũng thuận lợi đủ điều, chẳng cần phòng ốc, giường chiếu, khăn màn và công an gác cửa. Vì không có biển có sông thì tắm ở trong bồn ! Ôm được “tối đa” mà chẳng sợ ai dòm ngó !
5/- Võng ôm : Một số nhà trong các quận ven đô Sàigòn lợi dụng vườn cây ăn trái để tổ chức võng ôm. Chủ nhà treo những chiếc võng khuất trong các lùm cây và đặc biệt dành cho học sinh, sinh viên trốn học dẫn nhau vào đây du hí từ sáng đến tối. Chỉ cần đóng tiền thuê võng rồi tha hồ ăn trái cây và vui chơi thoải mái không thầy cô nào kiểm soát, quấy rầy ! Cha mẹ thì yên chí con đến trường, lên lớp và vào thư viện làm bài từ sáng đến tối, ngày nào cũng như ngày nào cho đến lúc nào kết quả trông thấy… thì mới ngưng ôm võng !
6/- Đấm bóp ôm : Việt Nam là học trò của Thái Lan nhưng lại vượt qua mặt thầy không kèn không trống ! Đấm bóp ở Việt Nam là hình thức nói chơi cho vui vì khách vừa nằm lên giường, đấm bóp viên đã bỏ hết lớp áo quần, ngồi ngay trên bụng khách mà xoa bóp thì ông già bảy mươi cũng hồi xuân huống gì trai trẻ hay các ông đang độ sồn sồn ! Cứ việc ra giá tiền bạc thì đấm ngồi, đấm nằm, đấm nghiêng đấm ngửa gì cũng được !
7/- Hớt tóc ôm : Một người đi Việt Nam về kể cho nghe, có ông già tại Việt Nam cứ vài ba ngày đi hớt tóc một lần. Tóc thì chỉ còn lơ thơ vài sợi mà cứ hớt đi hớt lại mãi, đến nỗi đầu chằng còn thấy sợi nào nữa. Thế mà vẫn khoái đi hớt cái đầu trọc ! Cứ ngồi, mở lớn mắt ra mà thưởng thức của (còn) non, của lạ đang vờn qua vờn lại trước mặt. Các tay thợ muốn dụ khách kiếm thêm tiền “boa” thì cứ việc kéo đầu mấy ông già vào ngay bộ ngực nửa hở nửa kín kia là ăn tiền ! Thế nào ngoài tiền hớt của chủ, thợ cũng kiếm được “boa” gấp đôi, nhất là khi gặp được vài ông Việt kiều già mất nết !
8/- Ráy tai ôm : Đây là kiểu ôm mấy ông Việt kiều thích nhất. Người thợ gái ngồi bên trái nhưng lại ráy tai phải của khách hoặc ngược lại, mặc dù ngồi kiểu nầy cô thợ trẻ chẳng thấy gì trong lỗ tai khách hàng. Khách cũng không cần thắc mắc, cứ nhắm mắt đê mê cho đến lúc đứng dậy móc ví trả tiền !
9/- Câu ôm : Đóng tiền, nhận mồi và cần câu rồi kiếm một túp lều trống hay đi ra xa một chút, thả cần xuống câu rồi… tự do ôm, có công an canh chừng khu vực ! Chẳng cần biết có cá hay không, cá cắn câu hay mồi còn hay hết làm gì, cứ việc say sưa ôm cho đến hết giờ, xong trả cần ra về thoải mái…
10/- Du lịch ôm : tại Việt Nam có những cuộc du lịch ôm cho những Việt kiều có máu mặt, những ông già khoa bảng về nghiên cứu hợp tác và kinh doanh buôn bán làm ăn tại Việt Nam, nhưng chưa thấy báo chí khui ra những vụ nầy. Tôi lấy chuyện xảy ra tại Châu-Âu các đây vài năm để dẫn chứng vấn đề du lịch ôm. Một tổ chức địch-vận-kiều-vận nghiên cứu từng cá nhân một mà chúng nhắm vào để tổ chức một cuộc du ngoại, học hỏi, tìm hiểu văn hóa ở nước ngoài và cuộc du ngoạn nghiên cứu chỉ dành riêng cho các vị trí thức khoa bản đàn ông…
Dĩ nhiên là đoàn du lịch không có đàn bà (đa số các bà ít tham dự vào các sinh hoạt chính trị của các ông, nhất là nghe đi quan sát nghiên cứu). Chương trình kéo dài một tuần tại thủ đô ở một nước Đông Âu (một quốc gia định cư của nhiều người lao động được cộng sản gài lại và cũng là cái ổ “nô lệ chui” do nhà nước tổ chức gởi qua). Đoàn người chừng khoảng gần 20 người, khi qua đến nơi, những người nầy được giới thiệu những cô gái trẻ, đẹp sẽ cùng đi tháp tùng với đoàn trong thời gian du ngoạn, nghiên cứu… Thế là mỗi ông được một cô làm bạn hầu hạ tới bến của cuộc du lịch nằm cho đến lúc chia tay.
11/- Ôm tới bến : Hay còn nói ôm từ A đến Z. Kinh nghiệm ôm không cho phép người đàn ông bỏ ngang giữa chừng, dù ôm dưới hình thức nào, giờ giấc nào nhưng khi đã “tiến nhanh tiến mạnh” lên tột đỉnh đê mê khoái cảm thì phải đi tới bến. Các em bé thì rủ rê mời mọc “tới luôn đi bác tài” thì chuyện gì xảy ra sau đó chỉ có trời biết nếu không ôm phải một đống vi khuẩn HIV thì đã thành công qua mặt được bà xã !
Ôm cũng có nhiều kiểu :
12/- Ôm đứng : Ôm kiểu “dã chiến” nầy ở Việt Nam thường xảy ra trong các bụi cây, vách tường, trụ đèn, nhà vệ sinh cửa hàng, quán ăn, tiệm cà-phê, kẹt lắm thì trong toilette công sở, phi trường, trên phi cơ… hay ngay trong bureau của cán bộ cao cấp… Đây chỉ là “ôm khai vị” của hai người kẹt giờ, kẹt tiền, kẹt chỗ, mới quen nhau, hoặc giữa thư ký với chủ trong giờ làm việc…
13/- Ôm ngồi : Hình thức nầy thấy nhiều trong các bar, quán cà-phê, phòng trà… là giai đoạn đầu của “ôm nằm” nhưng thật đắt khách. Tại các thành phố lớn với hàng ngàn bar, tiệm, quán mỗi đêm đều đông nghẹt khách hàng. Đây là hình ảnh thành công đậm nét qua việc giáo dục theo chủ nghĩa văn hóa đỏ cũng như mưu đồ ru ngủ thế hệ trẻ của chế độ cộng sản.
14/- Ôm nằm : Là giai đoạn chót của các hình thức ôm để kết thức việc mua bán giữa hai người khác phái.
15/- Ôm bay : Hiện giờ thì chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng tôi cam đoan chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ được nhà nước khai trương. Các cô các cậu muốn làm nhân viên phi hành, dù là rót trà bưng cà-phê nhưng muốn được thu dụng mỗi người phải đóng từ năm, bảy đến cả chục cây vàng. Khi được thu nhận thì phải làm thêm để kiếm tiền như chuyển tiền lậu, buôn bạch phiến (xảy ra tại Úc), giao áo quần may sẵn, buôn thịt chó tươi (giao cho khách hàng tại Pháp), ăn cắp hàng trong các siêu thị, chở hàng lậu về Việt Nam (xảy ra tại Nhật) đã bị khám phá thì đồng lương lương thiện đâu đủ để đóng hụi chết. Hơn nữa, Việt kiều tẩy chay Air Việt Nam, chắc chắn công ty nầy sập tiệm. Chỉ còn một cách mở “dịch vụ bay ôm” để móc tiền khách trên các đoạn đường bay suốt hàng chục tiếng đồng hồ.
Các ông thường đi về Việt Nam chuẩn bị để hưởng của lạ đắt giá nầy vì “đối tượng ôm” được tuyển chọn gắt gao bằng cả chục cây vàng ! Nhưng khuyên các ông mất nết về hưu ăn tiền già, đừng hòng rớ vào của quý nầy, phỏng tay đấy ! Giá không rẻ như ôm “mari-sến” ở Việt Nam đâu ! Coi chừng chúng đập thẳng tay để đủ tiền đóng hụi chết !
Yên Huỳnh chuyển tiếp
NHỮNG ĐỊA DANH MANG TÊN
ÔNG – BÀ Ở SÀI GÒN
Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác có câu ví ngộ nghĩnh.
Địa danh mang tên bà :
Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải,
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.
Tôi chịu thua, tìm cả trong tự điển cây “chàm rai” là cây gì, mà lá nó xanh dữ vậy. Nội ô Sài Gòn còn có một bà cũng nổi tiếng đó là Bà Chiểu, nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận Bình Thạnh. Khu vực này có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu ca dao, nghe cũng vui tai :
Xe mui chiều thả chung quanh
Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi.
Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi đây Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định từng hoạt động (khoảng năm 1861). Nói cho ngay, người Sài Gòn xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa danh, một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ nữa nhìn hình vóc của khu vực đó mà đặt.
Thí dụ : Bà Quẹo, là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình. Ai đi trên đường Lê văn Duyệt (cũ) lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới với Cam-pu-chia, có một ngã ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 thì quẹo trái (rẽ) vào.
Hay Bà Đô, là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Dân chèo ghe ở Sài Gòn hồi trước, qua đây hay hát:
Kể từ chợ Sỏi trở vô
Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.
Hay như Bà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay : Giếng Bà Nhuận rạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa tình khát vọng Cầu Bà Thuông đường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai. Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như : rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận.
Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến sông Láng Thé. Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo. Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rồi Bà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, BàThiên, Bà Tiếng, Bà Xếp… cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất. Như tên Bà Khắc là chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ còn gọi là Khấc, để cầu khỏi trơn trợt. Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu :
Trên cây Da Còm, nỡ để ông già gùi đội
Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.
Chiếc cầu Bà Khắc (hay Khấc) này thời nay không còn nữa. Nhiều tên đường cũng tên bà, như đường Bà Huyện Thanh Quan trên địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm 1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan đến ngày nay. Bà Ký là đường trên địa bàn phường 9, quận 6. Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với Lò Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân. Bà Lê Chân ở Tân Định. Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19/10/1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân. Bà Triệu nằm sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande. Năm 1955 mới đổi thành Bà Triệu…
Chắc là còn nhiều “bà” nữa mà người viết chưa có vinh hạnh làm quen xin mọi người tìm thêm nữa. Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một vùng đất gắn với một bà nào đó, thì có cả ca dao, câu hát, câu ví dí dỏm. Nhưng, với cánh đàn ông thì thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè, câu đố nào. Dù sao, có bà thì phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống trải trong lòng vậy.
Ở Sài Gòn địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ nhắc tới thì cả nam, phụ, lão, ấu ai cũng rành. Đầu sổ là Ông Lãnh. Gắn liền với Ông Lãnh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lãnh, rồi chợ Cầu Ông Lãnh, và phường Cầu Ông Lãnh (Nói nhỏ : chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm nghen, nay thì đỡ nhiều rồi). Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%, nhưng thử hỏi cắc cớ : vậy Ông Lãnh là ai vậy, thưa bà con, thì nghe chừng ngắc ngứ lắm ! Có giả thuyết cầu này do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798 – 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đình Nhơn Hòa, quận 1 gần chiếc cầu.
Vả lại,năm 1885, Trương Vĩnh Ký có viết rằng chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh binh Thăng này, chớ không phải ai khác. Cũng có người bảo, cầu này ở cạnh một ông lãnh sự, nên đặt chết tên luôn. Nghe chừng chuyện này không thuyết phục mấy.
Hai là Ông Thượng. Người Sài Gòn trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng thì biết ngay là Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ. Chớ hỏi bọn trẻ, chưa chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19. Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đình Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi tuồng hát bội.
Ba là Ông Tố. Giồng Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2 hồi năm nẳm, ở vùng này còn nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu :
Coi cọp, xuống Thị Nghè
Ăn ve, lên Ông Tố.
Ve mà nướng lên ăn cũng thơm nhưcào cào, châu chấu vậy. Không rõ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức gì, chỉ biết ông ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng) có lẽ là của ông chăng ?
– Bốn là Ông Tạ. Là chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (còn gọi là Tạ Thủ)… Còn một Ông Tạ nửa ở Thủ Đức gọi là Tạ Công Tử, chuyên đưa người sang sông đi chùa ở Quận 9, không lấy tiền… Chợ Ông Tạ còn là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận Tân Bình. Nói them : Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.
– Năm là Ông Thìn. Cầu Ông Thìn bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xã Đa Phước và Quy Đức, huyện Bình Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Thìn là tên người lái đò đưa khách sang sông. Cầu Ông Thìn được bắc dã chiến năm 1925, nay đã nâng thành cầu đúc dài 162 m.
Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn này. Đó là Lăng Ông (dân thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu). Đây là lăng của Tảquân Lê Văn Duyệt, được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2. Nghe rằng tác giảcông trình này vềsau xây lăng TựĐức ở Huế
Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ
thuật. Ở lăng có bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan có cây thốt nốt tạo vẻtrang nghiêm, tĩnh mịch.
Ở Sài Gòn, còn có Chùa Ông là chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xã Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.
Tên đường chỉduy nhất có Ông Ích Khiêm. Gắn với tên ông còn có rạch, cầu Ông Buông ở quận 6 (dài độ 2.800 m từng ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Lò Gốm); rạch Ông Cái ở quận 2, rạch Ông Cốm, Ông Đồ ở Tân Túc, Bình Chánh, rạch Ông Điền từ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạch Ông Mưu ở Bình Chánh; rạch Ông Nghĩa ở xã An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Lòng Tàu.
Có cầu Ông Lớn bắc qua kinh Tàu Hủ; cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Thìn, cầu Ông Tiều… Rồi đập Ông Hiền ở xã Bình Hưng dài đến ba cây số.
Quả tình, gắn với tên ông thì còn nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đâỵ (theo Nguyễn Trí Đức)
Mỹ Nhàn chuyển tiếp
Filed under: Sự kiện, Tài liệu tổng hợp | Tagged: Sự kiện, Tổng hợp | 1 Comment »